Quy trình niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng là một quá trình kéo dài trung bình từ 1 – 3 năm, trong khoảng thời gian này, khách hàng phải trải qua những bước nào, bác sĩ sẽ làm gì để cải thiện tình trạng răng bị sai lệch khớp cắn là thắc mắc của cực kì nhiều khách hàng trước khi bắt đầu quá trình niềng răng.
NHA KHOA TOP1 SEOUL áp dụng quy trình niềng răng chuẩn y khoa để đảm bảo khách hàng có thể cải thiện được tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc… Quy trình niềng răng mắc cài kim loại tại NHA KHOA TOP1 SEOUL trải qua các giai đoạn: Thăm khám, chụp X-quang, tư vấn, điều trị tổng quát, gắn khí cụ, gắn mắc cài…
Bước 1: Tư vấn niềng răng và lên kế hoạch điều trị
Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng nhưng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của việc chỉnh nha. Do vậy, bước này được các Bác sĩ, các phụ tá nha khoa, kỹ thuật viên hình ảnh tiến hành kĩ lưỡng. Khách hàng mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để làm các bước chụp phim, lấy dấu mẫu hàm, thăm khám để biết rõ tình trạng răng của mình, từ đó thống nhất với Bác sĩ đưa ra phương pháp niềng răng tốt nhất và phù hợp với mình nhất.
Các bước được tiến hành như sau:
– Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm
– Chụp hình trong miệng – ngoài mặt
– Chụp X – quang trước khi niềng răng
– Bác sĩ tư vấn tình trạng răng miệng chẩn đoán lên kế hoạch điều trị
– Ký hợp đồng niềng răng tại NHA KHOA TOP1 SEOUL
Bước 2: Điều trị tổng quát (Tùy trường hợp)
Bác sĩ sẽ điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng. Mục đích là để đảm bảo tình trạng răng miệng tốt trước khi niềng răng, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
Các điều trị tổng quát thường gặp là: Cạo vôi răng, điều trị nha chu, trám răng, chữa tủy…
– Cạo vôi răng: Những mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau khi ăn sẽ hình thành mảng bám và vôi răng ở kẽ răng, cổ răng và dưới nướu. Việc loại bỏ vôi răng giúp cho hạn chế viêm nha chu đảm bảo răng nằm trong xương ổ khỏe mạnh trước khi niềng.
– Điều trị viêm nha chu:
Nạo túi nha chu (xử lý bề mặt gốc răng): Túi nha chu được hình thành trong khe giữa nướu và răng. Khi mảnh vụn thức ăn tích tụ vào khe nướu lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng, nếu không được loại bỏ dần dần gây tiêu xương thường xuyên gọi là viêm nha chu. Do đó, Bác sĩ tiến hành làm sạch vùng túi nha chu giữa nướu và răng, loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn, mảng bám, vôi răng ở sâu tích tụ vi khuẩn gây viêm nha chu.
+ Phẫu thuật nha chu: Ở những vị trí có túi nha chu sâu, xương tiêu nhiều, nạo túi nha chu không cải thiện được tình trạng viêm thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nha chu để làm sạch túi nha chu triệt để hơn và hạn chế tái phát.
– Trám răng: Trám răng sâu, đặc biệt những răng liên quan việc đặt dụng cụ trực tiếp như khâu, mắc cài trước khi niềng răng
– Chữa tủy: Trong một số trường hợp tủy răng bị tổn thương dẫn đến việc viêm nhiễm nên Bác sĩ buộc phải chữa tủy để hạn chế việc mưng mủ, hoại tử, tủy gây ảnh hưởng đến xương xung quanh, giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn.
– Bọc mão răng sứ hoặc mão kim loại (trường hợp răng sâu lớn đã chữa tủy): Bọc mão sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai, chăm sóc cho thân răng khi chịu lực ăn nhai, đặc biệt là những răng cối lớn có chức năng ăn nhai chính.
Bước 3: Giai đoạn gắn khí cụ (Tùy trường hợp):
Sau khi điều trị tổng quát, khách hàng sẽ được tiến hành gắn khí cụ để hỗ trợ quá trình đeo mắc cài kim loại sau này diễn ra thuận lợi. Các khí cụ phổ biến như: Thun tách kẽ, gắn khâu, khí cụ nong hàm…
– Tách kẽ: Tách kẽ là giai đoạn gắn thun (thun là những vòng tròn nhỏ bằng cao su) vào từng kẽ răng thường là răng số 6 và số 7, sau một tuần thì vị trí đặt thun sẽ hở ra một khoảng nhỏ để Bác sĩ có thể một cách dễ dàng đặt khâu vào.
– Lấy dấu có khâu: Bước này được tiến hành để xem răng của bạn phù hợp với khâu số mấy.
– Gắn khâu: Gắn khâu vào răng số 6 và số 7 có công dụng giữ, neo chặn cho các răng phía trước.
– Gắn khí cụ: Đối với những trường hợp bị hẹp hàm trên thường xuyên cần neo chặn nhiều, Bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ nong hàm, neo chặn.
Bước 4: Giai đoạn gắn mắc cài trong tháng đầu tiên:
Sau các bước điều trị tổng quát, gắn khí cụ, khách hàng sẽ chính thức bước vào thời kỳ đeo mắc cài. Hệ thống mắc cài bằng kim loại sẽ được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh mắc cài có công dụng tạo ra lực siết di chuyển răng. Dây thun hoặc chốt tự đóng trên rãnh mắc cài có công dụng giữ dây cung cố định trên mắc cài.
Bác sĩ gắn mắc cài với những bước cụ thể như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ đánh bóng nhẹ các bề mặt răng của bạn.
Bước 2: sử dụng một banh miệng bằng nhựa để kéo hai bên má ra hai bên. Tiếp theo là làm khô răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cà kim loại ở trên răng.
Bước 3: Mắc cài được đặt trên răng và keo sẽ cứng lại một cách nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.
Bước 4: Sau khi tất cả các mắc cài kim loại đã được đặt chắc chắn trên răng, dây cung sẽ được đặt trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.
Bước 5: Giai đoạn tái khám tháng thứ 2 – kết thúc lộ trình:
Thông thường sau 3 đến 6 tuần, Bác sĩ sẽ hẹn để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng…
+ Thay thun: Các sợi thun sẽ bị giãn sau khoảng 1 tháng, do đó Bác sĩ sẽ thay thun mới để duy trì lực siết của dây cung.
+ Nâng khớp: Hàm nâng khớp thường được làm bằng nhựa cứng, áp dụng đối với những ca “cắn ngược, cắn chéo răng cửa” nhằm mục đích giải phóng khớp cắn.
+ Gắn tube: Tube giống mắc cài, thường lớn hơn mắc cài được gắn vào các răng số 6 và số 7.
+ Nhổ răng (nếu có): Một số trường hợp không có khoảng trống trên cung hàm Bác sĩ sẽ chỉ có thể định cho nhổ răng để tạo khoảng trống, giúp nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn dễ dàng hơn.
Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì:
Kết thúc quá trình niềng răng, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo các mắc cài bằng kim loại, dây cung và các khí cụ, sau đó làm hàm duy trì. Thời điểm này xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi mới, răng có xu hướng về lại vị trí ban đầu. Chính vì thế, bạn cần phải đeo hàm duy trì để giữ các răng ổn định ở vị trí mới cho đến khi xương, răng và nướu răng thích nghi với sự thay đổi mới.
4 nguyên tắc khi đeo hàm duy trì:
- Tuân thủ thời gian đeo
- Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp
- Vệ sinh hàm duy trì
- Tái khám đúng hẹn
Kết hợp với việc đeo hàm duy trì, khách hàng phải lưu ý đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch hẹn để Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, cạo vôi răng, ngăn chặn những nguy cơ xô lệch trở lại sau niềng:
ĐÁNH GIÁ TỪ KHÁCH HÀNG
Được người bạn giới thiệu Nha khoa Top1 Seoul. Nha khoa rất uy tín, làm 2 hàm răng sứ cho tôi rất đẹp, không ê buốt gì cả. Nếu mọi người có nhu cầu làm răng thẩm mỹ thì nên đến đây.
Ly Nguyễn – 08/02/2020
Đánh giá: ★★★★★
Nha khoa dịch vụ chuyên nghiệp, bác sĩ nhiệt tình chu đáo. Em làm răng ở đây cảm thấy rất an tâm và hài lòng. Mọi người nên đến đây để làm răng.
Trần Dũng – 17/08/2019
Đánh giá: ★★★★★
Cấy 5 trụ Implant tại Nha khoa Top1 Seoul sau 2 ngày đã không còn sưng nữa, cảm ơn các bác sỹ cấy răng rất nhẹ nhàng, tư vấn tận tình, rõ ràng. Nhân viên gọi nhắc hẹn, hỗ trợ chu đáo.
Mình niềng răng mắc cài kim loại ở đây. Mình thấy chất lượng dịch vụ rất tốt, mặc dù giá có cao hơn đôi chút, nhưng vì là các bác sĩ người Hàn làm nên mình cũng yên tâm. Và sau thời gian điều trị thì răng mình giờ đã đẹp rồi, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều ạ.
Nguyen Hoa – 15/06/2019
Đánh giá: ★★★★★
NHA KHOA TOP1 SEOUL – TIÊU CHUẨN HÀN QUỐC
– Với đội ngũ bác sĩ quốc gia ngoài ,được đào tạo chuyên sâu và đã có nhiều năm kinh nghiệm
– Được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y Tế với nhiều đóng góp cho nền Nha Khoa nước nhà
– Máy móc ưu việt, hiện đại
– Fanpage: Nha Khoa Top1 Seoul
– Hotline: 083.354.2828
– Số 58 Trung Kính – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội